Từ 6-8 tháng tuổi: bé đã bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Cha mẹ có thể kết hợp rơ lưỡi và vệ sinh nhẹ nhàng bằng cách dùng gạc quấn quanh ngón tay nhúng vào nước sạch để lau miệng, răng, nướu cho bé.
Giai đoạn 1-2 tuổi: Lúc này bé chưa thể tự tay cầm bàn chải. Cha mẹ nên cầm tay và hướng dẫn từng bước cho bé, cho bé tập làm quen với việc chải răng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng hỗ trợ giúp bé vệ sinh bằng gạc mềm thấm nước sạch. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho bé súc miệng bằng nước muối pha loãng để tăng cường làm sạch răng miệng cho bé.
Giai đoạn 3-6 tuổi: Bé bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng. Hàm răng của bé chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Lúc này bé đã có thể tự chải răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.
Giai đoạn 6-9 tuổi: Cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc chải răng của bé đều đặn mỗi ngày. Đây là việc rất quan trọng để đảm bảo bé chải răng đúng cách và đều đặn.
Nguyên tắc cha mẹ cần lưu ý khi dạy bé chải răng
Tạo thói quen chải răng hàng ngày cho bé. Mỗi ngày 2 lần (buổi sáng và trước khi đi ngủ) là những thời điểm thích hợp nhất.
Chải răng đúng cách để không gây tổn thương nướu của bé. Cụ thể: đặt bàn chải nhẹ nhàng sao cho lông bàn chải vừa khít trên bề mặt răng. Chải từng nhóm răng 2-3 cái/lần. Đảm bảo chải sạch đủ ba mặt răng: mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Thời gian chải răng lý tưởng nhất là khoảng 2 phút.
Chọn loại kem chải răng phù hợp với từng độ tuổi của bé. Mẹ nên lưu ý chọn những loại bàn chải lông mềm, cấu trúc và kích thước phù hợp với răng của con để tránh gây đau hay chảy máu trong quá trình chải răng. Kem chải răng cho bé giai đoạn này cũng nên ưu tiên dùng những loại có vị ngọt dịu và mùi thơm tự nhiên cùng các hợp chất giúp phòng chống sâu răng để vừa tạo sự yêu thích cho bé, vừa hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.