Phục Hình Tháo Lắp/Hàm Giả

Phục hình hàm răng tháo lắp là gì?

Tháo lắp là có thể dịch chuyển, tháo ra và lắp vào (bởi bệnh nhân). Phục hình tháo lắp (hay thường gọi là hàm giả) được sử dụng để thay thế cho những răng mất (vài răng hoặc tất cả răng) và tạo hình một phần những mô nướu liên quan.

Phục hình tháo lắp gồm có phần nền hàm (nhựa cứng, nhựa dẻo hoặc khung bằng kim loại) và phần răng (răng nhựa hoặc răng sứ).

 

Ưu nhược điểm của phục hình răng tháo lắp

Ưu điểm
  • Tiết kiệm chi phí: Đây là một trong những ưu điểm thực tế khiến nhiều người dễ dàng lựa chọn phục hình này. So với răng Implant hay cầu răng sứ thì răng tháo lắp có chi phí thấp và chênh lệch đáng kể.
  • Ăn nhai khá tốt: Răng tháo lắp có thể đảm bảo việc ăn nhai khá thoải mái, lực nhai được tác động dàn trải trên cung hàm giúp các răng thật không bị ảnh hưởng khi bị mất răng.
  • Thẩm mỹ tốt: Trong điều kiện kỹ thuật tiên tiến, chất liệu được chọn là nhựa tốt, có màu giống với phần nướu sinh lý, v.v…
Nhược điểm
  • Bệnh nhân mang răng giả phải tháo ra vệ sinh thường xuyên và quá trình chăm sóc răng miệng cũng sẽ phức tạp và mất thời gian hơn bình thường. Nhưng sau một thời gian sử dụng thì dịch miệng vẫn ngấm vào răng giả và gây ra mùi hôi dù đã vệ sinh đúng cách.
  • Sức nhai của răng tháo lắp không thể tốt như răng thật, bệnh nhân phải kiêng khem một số thức ăn cứng, dai dẻo… Khi ăn nhai nhiều, khung hàm giả có thể cấn vào nướu gây đau nướu.
  • Một số răng tháo lắp bán phần có thể làm lộ các móc kim loại ra bên ngoài răng, gây mất thẩm mỹ cho toàn hàm.
  • Do không có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương nên hàm giả tháo lắp sau khoảng một thời gian sử dụng, khoảng 3 năm, xương hàm tiêu dần, hàm giả nong rộng không còn bám chặt vào nướu, gây chệch nướu khi ăn nhai, cấn đau nướu. Lúc này bệnh nhân buộc phải phục hình hàm mới.